<bgsound src="/Nhac Dieu Buon Phuong Nam.mp3"/> Le Dinh








Đặng Chí Hùng



































XIN ĐỪNG QUÊN NGÀY ĐÓ
QUỐC HẬN 30/4‏

Lại gần đến 30-4, một dấu mốc đau thương của không chỉ dân miền Nam mà cả của dân tộc. Dấu mốc đó đã khiến cho cả đất nước phải sống trong sợ hãi bởi bàn tay độc ác của cộng sản. Dấu mốc đó cũng là chỉ dấu cho tiến trình Hán hóa ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam. Và hơn thế nữa, nó đã đẩy hàng triệu người ra biển, vào tù, trong số đó có hàng trăm nghìn người đã bỏ thân xác nơi rừng sâu hoặc biển Đông dậy sóng.

Giờ đây, có hàng triệu người Việt đang sinh sống tại nước ngoài. Cộng sản cần những đồng đô-la xanh biếc, những đồng Euro dày bản để nuôi sống công an, tham nhũng và bán nước. Vì vậy chúng thực hiện cái gọi là nghị quyết 36 với tên gọi mỹ miều “Việt kiều yêu nước”. Rõ ràng những ai ý thức được trách nhiệm của mình đối với tổ tiên dân tộc đều coi ngày 30/4/1975 là ngày dân tộc đã không còn tự do và cả đất nước là một trại tù khổng lồ cho đến hôm nay.Những người sống ở Hải Ngoại cũng không phải là Việt kiều bởi đơn giản chúng ta là người Việt Nam, chứ không phải là “việt kiều” của Việt cộng. Chúng ta chưa bao giờ và cũng không bao giờđứng chung hàng ngũ với cộng sản cả. Bởi thế, đừng ai nhầm lẫn giữa khái niệm người Việt Nam tự do với Việt kiều của CSVVN.

Cũng có không ít những người sau khi thành đạt đã tìm cách về Việt Nam ăn chơi, họ thản nhiên quên đi vì sao họ, cha mẹ họ, anh em họ phải bỏ nước ra đi. Họ đã quên đi việc họ đang làm chính là tiếp tay cho cộng sản tiếp tục duy trì hệ thống bán nước, độc tài.

Quyền tự do đi lại, làm gì là của mỗi chúng ta, không ai có quyền ngăn cản cả. Nhưng giá như ai cũng nghĩ đến hậu quả của việc mình làm đang tiếp tay nuôi sống cộng sảnthì có lẽ cộng sản đã sụp đổ vì kinh tế từ rất lâu. Tiếc là bản thân chúng ta chưa cùng nhau làm được việc đó.

Cứ mỗi dịp gần Tết nguyên đán Việt Nam, chúng ta lại thấy cảnh phi trường dưới chế độ cộng sản Việt Nam vốn chật chội đã len kín người vì người Hải ngoại về ăn Tết và chơi bời. Trong số đó có nhiều người về thăm thân nhân bị bệnh, qua đời có thể thông cảm. Nhưng cũng không ít về để tiêu những đồng tiền giúp cho cộng sản tiếp tục gây đau thương cho dân tộc.

Người viết cũng là một người đang phải xa quê hương để tị nạn cộng sản. Chúng ta luôn nhớ về đất mẹ Việt Nam. Nhưng chúng ta phải thấy rằng đừng bao giờ nên làm những điều vô tình tiếp tay cho cộng sản. Vẫn biết là vô tình, nhưng sự vô tình đó đẩy chính những bà con, họ hàng, đất nước của mình tới họa diệt vong và nô lệ thì thật đáng buồn. Mong rằng những dòng tâm sự của người viết nhân dịp dấu mốc đau thương của dân tộc lại gần về có thể nhắc nhở chúng ta đừng quên trách nhiệm của mình đối với cái chung của cả Đất nước và dân tộc.

Cho đến giờ phút này, nếu chúng ta không thắng cộng sản trong vấn đề kinh tếthì khó có thể mong điều đổi thay đến với dân tộc bởi sự vô cảm, ích kỷ và cam chịu đã ăn sâu vào tiềm thức đa số người Việt sau gần 100 năm sống dưới ách cộng sản. Đừng trông chờ gì vào một phép mầu trong chuyện cổ tích mà hãy nhìn vào thực tế tình hình đất nước. Chỉ có con đường không tiếp tay chuyển tiền, tiêu tiền vào với cộng sản thì bè lũ độc tài mới chịu bó tay mà thôi.

Người viết đã không dưới 3 lần viết bài về chủ đề này, những nhận thấy nó vẫn còn chưa đủ để góp phần thay đổi những sự vô tình đáng trách của một số không nhỏ người Việt tại Hải ngoại. Bởi thế, người viết lại một lần nữa phải nói về chủ đề này dù nó rất khó nói và được coi là một sự “tế nhị”. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục làm ngơ về chuyện này thì tương lai đất nước chỉ là mầu xám xịt…

Xin gửi một bài thơ không hay của người viết để mong tất cả cùng chung tấm lòng với mẹ Việt Nam và đừng bao giờ quên ngày 30-04 là ngày đau thương khiến chúng ta đang phải xa xứ kiếm tìm tự do…

Tình Quê

Tôi yêu đất nước hình cong
Nép mình uốn lượn, dòng sông con đò
Tôi yêu có những câu hò
Cánh đồng mùa gặt trâu đàn gọi nhau.

Tôi yêu những lũy tre xanh
Trưa hè tiếng sao đu mình thinh không
Tôi yêu non nước quê mình
Mang dòng máu đỏ Lạc Hồng ngàn năm.

Tôi yêu câu hát mẹ ru
Công cha nghĩa mẹ mặn mà sớm trưa
Tôi yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về.

Tôi yêu đất nước của tôi
Đau thương, nghèo khó vì người tham lam,
Chiều buông tôi ngóng hồn quê
Gió đâu buốt lạnh, chạnh lòng đau thương.

Tôi đi cuối đất cùng trời
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
Mong ngày mai nắng lên dần
Xóa tan đau khổ tôi về cùng quê

Người còn mong lắm lợi danh
Tôi rằng chỉ muốn vui vầy tình quê
Ngày đi vẫn nhớ câu thề
Nếu còn giặc cộng không về chốn xưa !


Đặng Chí Hùng












Free Web Template Provided by A Free Web Template.com